Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Tiếng kinh chiều
Quách Y Lành

Ngôi chùa lợp ngói đỏ đã dần dần xa khuất sau những lùm cây cổ thụ, nhưng tiếng tụng kinh, tiếng gõ mõ vẫn còn văng vẵng bên tai. m thanh rì rầm của bốn lốp xe lăn bánh đều đặn quanh co qua con đường nhựa trước mặt.


Ngồi yên lặng bên cạnh Hiếu, đầu óc tôi suy nghĩ bâng quơ, không biết mình vui hay buồn. Nặng nề nhích người ngồi sát vào cánh cửa, đầu tựa vào tấm kính xe, nhắm mắt mong nỗi buồn lắng xuống, dập tan đi những ý nghĩ trong lòng. Tôi nghe được cả tiếng thở dài thường thược của mình. Biết mình đang thức tỉnh không nằm mơ, nhưng đầu óc tôi mơ hồ, tâm trí mê man. Không nghe Hiếu đang nói gì bên tai, tôi lắc đầu. Anh hiểu ý, đưa tay bấm nút radio nhè nhẹ nghe tin tức. Suốt quảng đường dài, xe lao qua bao nhiêu con đường, nhưng tôi vẫn còn triền miên bềnh bồng trong cơn mộng mị. Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt lúc nào không hay, mãi khi bàn tay Hiếu đặt lên vai xoa nhẹ, tôi mới sực tỉnh. Nước mắt tôi nhòe nhoẹt trên mặt.

Tôi nghĩ đến… Như Huệ. Tại sao cuộc đời lắm thay đổi, có những đổi thay không thể nào ngờ được. Như buổi chiều hôm nay, sau khi gặp gỡ người bạn cũ đã quen biết nhau gần ba mấy năm qua. Tôi ngẫn ngơ hỏi thầm trong lòng, điều gì đã khiến cho người bạn mình đang sống trong một gia đình êm ấm, đầy hạnh phúc bỗng dưng từ bỏ gia đình, xuống tóc xuất gia quy y Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn, Như Huệ đã hoàn toàn thay đổi hẳn.

Như Huệ, không đã không còn Như Huệ ngày nào. Hôm nay cách xưng hô cũng đã thay đổi. Từ mái tóc thề đẹp nhất trường, nay cũng đã khác lạ. Tôi cố gắng nhớ gọi tên bạn mình theo khuôn phép của nhà chùa, Thích nữ Diệu Tâm, nhưng khi trò chuyện, lắm lúc quên bẵng mất, tôi cứ gọi tên người bạn mình như từng chưa bao giờ quy y Phật.

Tôi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác. Bẵng đi một thời gian, bân bịu gia đình, công việc hàng ngày nên không liên lạc đều với Như Huệ, nhưng không thể quên đi người bạn khá dễ thương năm nào.

Tôi không dám đường đột hỏi Như Huệ vì sao, tuy nhiên suốt buổi chiều hai đứa gặp nhau, thỉnh thoảng nghe được tiếng thở dài và nụ cười mệt mỏi của người bạn thân. Hiếu tế nhị, bỏ ra ngoài nói chuyện với thầy. Từ ngày quen biết Như Huệ, chưa bao giờ tôi thấy khó khăn đối diện với Như Huệ như lúc này. Ngày xưa, hai đứa ở cùng phòng, chia sẻ nhau câu chuyện tình cảm riêng tư, không giấu diếm nhau điều gì, cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhưng bây giờ sao lòng thấy ngượng ngập, khó có thể mở lời. Ngồi đối diện nhau, mà sao tôi cứ ngẫn ngơ, ngơ ngẫn. Tôi ước chi Như Huệ nói với tôi lý do gì, khiến bạn mình một mình chọn lấy cuộc đời…cô quạnh như thế. Chợt nghe đau thắt trong lòng khi phải gọi Như Huệ là Ni cô Diệu Tâm. Vẫn còn nụ cười hiền lành dễ thương đó, tuy nhiên đôi mắt dường như xa vắng, lặng lẽ hơn. Hình ảnh ngày cưới của Như Huệ vẫn còn lảng vãng đâu đây, trong khuôn mặt rạng ngời, thướt tha với chiếc áo dài gấm vàng ……

Suốt cả buổi chiều, Như Huệ không nói gì ngoài chuyện tụng kinh, gõ mõ. Tôi vẫn có cảm tưởng bạn mình muốn che giấu…điều gì không tiện nói ra. Bạn mình đi vào cửa Phật, nhưng sao lòng tôi nghe đau đớn, xót xa tột cùng…Đã bao lần, tôi nén lòng, nghẹn ngào sợ khóc trước mặt bạn.

Lần đầu gặp Như Huệ khi lên Pleiku nhận việc. Ra trường với tấm bằng sư phạm, không phải vì điểm thấp, nhưng tôi không may mắn như đám bạn cùng khóa. Không quen biết, gia cảnh cha mất sớm, mẹ buôn bán tảo tần nên không được ở lại thành phố mình đang sống. Hôm đến nhận giấy tờ bổ sung đi dạy, tên tôi chạy xa tít trên tấm bảng: thành phố Pleiku. Tôi hơi choáng cứ nghĩ tệ lắm cũng được gần Sài Gòn, hoặc xa hơn nữa, thì Nha Trang hay Huế. Trong sân, mấy người bạn cùng khoá reo oà vui mừng sau khi thấy tên mình trên tấm bảng, nhưng riêng tôi đứng lặng yên. Lòng buồn bã nghĩ tới ngày phải sống xa mẹ. Khá thất vọng, không nói thêm lời nào, tôi giắt chiếc xe đạp nhét lại vạt áo dài sau baga xe, yên lặng đạp một mạch về nhà.

Bảy giờ tối, trời bắt đầu xám, với đôi gióng trên vai, mẹ mệt mỏi quảy gánh về. Chưa bước hẳn vào nhà, mẹ đã hỏi:

-Sao con, hôm nay có kết quả đi đâu chưa?

Tôi không vội trả lời, làm như không nghe mẹ hỏi. Đưa tay đỡ đôi gánh trên vai bà, tôi cố gắng nở nụ cười:

-Mẹ vô nhà đã.

Nhưng bà bỗng dừng chân lại, nhìn tôi không chớp mắt:

-Có kết quả rồi, phải không con?

Dường như trên vẻ mặt của tôi không thể nào giấu được mẹ. Không biết phải trả lời mẹ thế nào, tôi đành gục đầu.

Buổi cơm chiều, hai mẹ con nhìn mâm cơm tôi không tài nào nuốt nỗi. Tôi cố làm tĩnh cố giấu trong lòng nỗi buồn phiền, đưa chén cơm và vào miệng, nhưng cảm thấy đắng ngét trong cổ .Mẹ không bỏ sót cử chỉ của tôi, bà chăm chú nhìn tôi, dò hỏi:

-Nhận việc xa nhà lắm hở con?

Tôi cố nuốt vội giòng nuớc mắt, miệng giả lã:

-Thành phố con sửa soạn đến nhận việc khá xa, nhưng không phải chỉ mỗi mình con thôi, còn có nhiều cô bạn học cùng khóa, mẹ à.

-Xa là thành phố nào?

-Dạ…Pleiku…

-Hả…con đậu khá cao… sao người ta đưa con đi xa lắc, xa lơ vậy?

-Con nghĩ chỗ nào cần, họ đưa con tới đó. Miễn sao mình có việc làm là tốt rồi mẹ. Tuy xa, nhưng con cũng tìm cách về thăm nhà đều đặn.

Bà cúi xuống, giọng gần như muốn khóc. Hoàn cảnh hai mẹ con chưa từng xa nhau bao giờ, nay nghe con lên Pleiku, bà thấy cổ họng khô cứng. Tay chân run rẩy. Tôi hiểu được lòng mẹ, nhưng biết làm sao hơn. Nếu từ chối đi Pleiku, chắc gì được họ bổ sung đi thành phố khác. Mặc dù đang khổ sở chuyện xa mẹ, nhưng tôi vẫn còn chút hy vọng. Vài năm sau, có kinh nghiệm tôi xin thuyên chuyển về một thành phố nào gần gia đình, hoặc một thời gian ngắn tôi sẽ bàn với mẹ nghỉ buôn bán để lên Pleiku sống bên cạnh tôi. Nghĩ đến đây, lòng tôi khá phấn chấn, mẹ buôn bán tảo tần cũng đã khá lâu, biết đâu đây cũng là cơ hội để mẹ nghĩ ở nhà.

Ngày từ giã mẹ và bạn bè khá buồn. Mẹ bỏ buôn bán suốt tuần lễ trước khi tôi lên Pleiku nhận việc. Pleiku khá xa lạ đối với tôi, dường như tôi chưa hề một lần nghĩ tới cái thành phố khá buồn này. Chỉ vài lần nghe nhạc phẩm “Còn chút gì để nhớ“của Phạm Duy cũng đã thấy buồn da diết:

…Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…


Từ Sài Gòn lên Pleiku hơn 300 cây số, nhưng ngồi trong xe đò, đầu óc tôi cảm thấy con đường dài vô tận. Lòng bồn chồn nhớ mẹ lẫn lo nghĩ, thỉnh thoảng không ngăn được giọt nước mắt lưng tròng, đưa tay lau vội, sợ những người khách ngồi trong xe nhìn thấy.

Mấy tuần nay mãi lo nghĩ, cho đến giờ phút này tôi mới cảm nhận được nỗi buồn xa nhà, mặc dầu xe vẫn còn mê mãi trên đường cao tốc.


**********


Ngôi trường tôi đến nhận việc nằm gần Biển Hồ. Mái tôn đã rét rĩ. Tôi bước xuống xe xích lô, lòng phân vân không biết văn phòng trường nơi nào. Thoáng thấy người đàn bà mặc áo dài màu xanh nhạt đứng dưới hiên trường, tôi vội vẫy tay:
-Cô ơi! Cho tôi hỏi…

Chưa hết câu nói, cô ta đã có nụ cười trên môi, đi về phía tôi:

-Cô tìm ai?

-Đây là trường tiểu học Ngô Quyền phải không cô?

-Tấm bảng tên trường mờ mờ có nhiều chữ đã gần như tróc sơn, không thấy rõ, vừa cũ kỹ nên tôi muốn hỏi lại cho chắc chắn.

Không chờ người đàn bà trả lời, tôi nhón gót:

-Nhờ cô chỉ giúp văn phòng trường đi phía nào?

-Nụ cười vẫn còn đậu trên môi, cô ta nói:

-Cô đi theo tôi. Tôi Thúy, Giám thị của trường.

Tôi vui mừng:

-Chào cô Giám thị. Em tên Nam Giao.

- Cứ gọi tên tôi cho thân mật. Giám thị mấy em học sinh thôi. Tôi biết cô giáo lên nhận việc. Sáng sớm, tôi có nghe ông Hiệu trưởng cho biết tin. Nhưng chiều nay ông bận đi họp trên Thị xã, ông dặn tôi ngồi ở văn phòng chờ cô đến. Bây giờ tôi nghĩ cô đi đường xa cũng khá mệt, tôi đưa cô về phòng tro của trường. Nơi đây, cô sẽ chung phòng với cô giáo Như Huệ nhé. Trường nhỏ, nên không đủ phòng. Cô thầy nào có nhà ở Pleiku dễ dàng hơn, còn không trường cũng có nơi để cô thấy làm nơi tạm trú. Thôi cô từ Sài Gòn lên, ở tạm với nhau cũng tiện.

- Dạ, cám ơn cô Thúy.

-Có lẽ cô Như Huệ cũng đang có mặt trong phòng. Chiều nay các em nghĩ sớm hơn mọi hôm, các cô thầy đã về hết rồi.

Cô Thuý đưa tay chỉ về cuối dãy nhà lợp tôn:

-Tôi cũng không phải là người ở đây, nên ở chung phòng với cô Diệu, dạy lớp tám. Kể cũng tiện, chị em góp gạo nấu ăn chung. Lâu ngày đâm ra tình thân.

Cô Giám thị, người đàn bà đầu tiên tôi gặp làm cho tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhỏm, giảm bớt cơn hồi hộp. Thế mà suốt quảng đường từ Sài Gòn lên Pleiku, nỗi lo âu phập phòng, khiến tôi đứng ngồi không yên.

Bây giờ tôi mới cảm nhận thời tiết buổi chiều ở đây không khác gì trong nhạc phẩm “Còn chút gì để nhớ”. Sương hắt hiu khá âm u, tưởng như bầu trời hạ thấp hơn mọi nơi. Tôi suýt xoa bởi hơi lạnh. Cô Thúy nhìn tôi cười:

-Cô sống ở Sài Gòn quen với thời tiết ấm cúng, bây giờ lên đây thấy lạnh cũng đúng thôi. Ngày trước mới lên Pleiku, tôi cũng như cô. Nhưng sống đây lâu rồi riết đâm quen. Tuy thành phố nhỏ nhưng hiền hòa, dễ thương.

Theo chân cô Giám thị. Văn phòng trường xây lưng về phía Biển Hồ nên khó nhìn thấy.

Đàng sau văn phòng, con đường nhỏ dẫn đến dãy phòng trọ của trường. Đúng như lời cô Giám thị. Phòng ốc nhỏ nhắn, nhưng cũng khá đủ để kê hai chiếc giường nho nhỏ.

Hai chiếc giường sắt, nếu tôi không lầm những loại giường này từ thời Pháp thuộc. Những thanh sắt khá cũ, nên nhiều nơi đã rĩ rét. Chiếc giường trống bên cạnh, không trải chiếu, nên vết rỉ lộ ra nhiều hơn.

Đang đứng nhìn quanh phòng, có tiếng gõ nhẹ ngoài cánh cửa. Cô Thuý mừng rỡ:
-Cô Như Huệ, tôi đang tìm cô đây. Cô Nam Giao từ Sài gòn vừa lên tới. Thôi hai cô nói chuyện nhé. Tôi phải về văn phòng đóng cửa ngõ lại. Mai chị em mình gặp nhau.

Cô Thúy chào hai người, rời đi vội vã.

Như Huệ, cô Thuý vừa đề cập đến, dường như chừng bằng tuổi tôi. Cô nhanh nhẩu:

-Sáng nay Như Huệ có nghe ông Hiệu nói có cô giáo mới, Như Huệ cũng đang có ý chờ chị.

Nhìn Như Huệ với đôi mắt đen nháy, thoáng chút nghịch ngợm. Tôi mỉm cười:
-Cám ơn Như Huệ nhiều lắm. Sáng nay trên đường lên đây, lo sợ thành phố chỉ được nghe chứ chưa một lần đặt chân đến, ruột gan mình bứt rức nôn nao như thắp lửa trong lòng.

- Không phải mỗi mình Nam Giao đâu. Trước đây, từ Sài Gòn lên đây lần đầu Như Huệ cũng từng có cảm giác như vậy. Nhưng ở đây một thời gian thấy Pleiku đầy tình người. Tuy thành phố nhỏ, đi một vòng đã về chỗ cũ, nhưng quả thực dễ thương.

Như Huệ đổi tông không còn gọi tôi bằng chị nữa. Nhưng đôi mắt no tròn vẫn không che nỗi liếng thoắng, thân mật lẫn nghịch ngợm. Vẻ mặt của Như Huệ giúp tôi ấm lòng hơn. Nỗi lo sợ từ lâu đã biến mất lúc nào không hay. Tôi cười theo người bạn mới gặp.

Thay bộ áo thấm bụi đường trên người, rửa vội mặt mũi, tôi theo chân Như Huệ đi đến một quán ăn nho nhỏ trong thành phố. Như lời Như Huệ, quán ăn cơm khá bình dân nằm san sát với những quán hàng khác chia nhau bằng tấm vách tôn mỏng, đã thay màu. Bà chủ quán vừa nhìn thấy hai chúng tôi, bà đã đon dã:

-Chà, hơn hai tuần nay vắng mặt cô Như Huệ, tôi đã thấy nhớ rồi. Hôm nay có mớ cá suối còn tươi xanh. Loại cá cô Như Huệ thích nhất. Đâu gặp hên quá.

Nhìn qua Nam Giao, Như Huệ nói nhỏ:

-Lý do Huệ đến quán ăn của bà Bửu, bởi vì sẽ thích hợp khẩu vị của Nam Giao. Bà ta người Huế, lên sống trên Pleiku hơn hai chục năm nay. Đặc biệt quán ăn sạch sẽ, giá tiền không đến nỗi nào với số lương của tụi mình. Đôi khi sống một mình, nhớ nhà buồn buồn ra đây ăn cơm, nghe bà Bửu trò chuyện cảm thấy vui lây.

Ở chung phòng với Như Huệ một thời gian, dần dần mới biết gia đình bạn rất khá giả ở Sài Gòn. Ra trường đỗ khá cao, nhưng bản tính tự lập không cho ông già nhờ vã lo chạy chọt về dạy ngay thành phố. Cuối cùng chẳng khác chi Nam Giao. Nhờ ở chung phòng, nên tôi theo Như Huệ về thăm mẹ được hai lần trong vòng sáu tháng. Nhà có xe hơi, đầy đủ phương tiện nên ba mẹ Như Huệ lên thăm con đều đặn. Hai đứa thân nhau, Như Huệ cho biết đã có người yêu đang học tại Đà Lạt, họ sẽ cưới nhau sau khi Nhuận ra trường.

Cho đến mùa hè thứ ba, Như Huệ chia tay về Sài Gòn chuẩn bị làm đám cưới, tôi làm phụ dâu cho Huệ. Mẹ cũng được mời trong ngày cưới của Như Huệ. Thú thật, nhìn đám cưới linh đình của bạn mình, tôi không khỏi choáng váng. Hai gia đình bề thế, khách mời toàn những người có máu mặt ở Sài Gòn. Dĩ nhiên, với lứa tuổi của nhau, khi nhìn đám cưới quá linh đình của Như Huệ, ai không khỏi chạnh lòng mơ ước.

Sau ngày cưới của Như Huệ, tôi vội vã quay lại “phố núi cao phố núi trời gần”. Lòng tôi trùng xuống khi mở cửa bước chân vào phòng. Nhớ quay quắt người bạn cùng phòng. Tôi thầm nghĩ, Như Huệ đã yên phận, riêng tôi vẫn là tôi. Vẫn hàng ngày với tấm bảng đen và đám trẻ con hiền lành xinh xinh.

Như Huệ theo chồng không còn dạy học. Nhưng chúng tôi vẫn liên lạc đều đặn. Chỉ một năm sau, Như Huệ đã có đứa bé dễ thương bồng trên tay. Nhìn họ cười nói, hạnh phúc, tôi vui theo như hạnh phúc của chính mình vậy. Bỗng dưng cơ may đã đến. Tôi được bổ nhiệm về Thủ Đức. Mẹ mừng hơn bắt được vàng. Khi vừa nghe tin báo về mẹ tôi quá mừng, bà liền vất hàng gánh lên Pleiku, Vừa gặp mặt bà khóc cười lẫn lộn.

Ngày tháng qua, ngày vui rồi cũng đến. Tôi chỉ báo tin cho Như Huệ biết ngày cưới của mình, nhưng không mời sợ đường sá xa xôi vã lại Huệ mới sinh xong. Nhưng họ cũng có mặt trong ngày cưới của chúng tôi. Cảm động hơn thế nữa, đứa bé thứ hai của vợ chồng họ vừa đúng một tháng.

……….

Không hẹn mà gặp. Chẳng bao lâu, chúng tôi lại gặp nhau trên đất Mỹ. Chỉ ở khác tiểu bang. Tuy nhiên, khoảng cách cũng chẳng bao xa. Mười hai tiếng lái xe. Chúng tôi vẫn gặp nhau. Các con hai bên đã lớn khôn, chỉ tiếc tôi và Như Huệ không thể thành sui gia với nhau như chúng tôi thầm hứa trước đây. Bao nhiêu mùa Giáng Sinh, gia đình chúng tôi ngồi lại bên nhau. Kể chuyện xa xưa, bao kỷ niệm, lòng vui khôn xiết…Nhưng với sự suy nghĩ của tôi, nhìn hạnh phúc của Như Huệ có điều gì làm cho tôi băn khoăn. Hiếu la tôi, bảo tính tôi lẩn thẩn nghĩ toàn chuyện tưởng tượng hảo huyền, không đâu vào đâu.

Cho đến một hôm Nhuận gọi điện thoại báo tin cho chúng tôi biết Như Huệ đã từø bỏ đường đời nương thân vào cửa Phật. Tôi cảm thấy bất ngờ, choáng váng… Đầu óc tôi lùng bùng. Điện thoại vẫn còn vang lên giọng nói của Nhuận. Tôi không còn tự chủ, chiếc điện thoại hờ hững trên tay rơi xuống đất. Tôi ôm choàng lấy Hiếu khóc tưởng chừng như chưa bao giờ khóc như thế. Không biết Hiếu nói gì với Nhuận, nét mặt Hiếu buồn so ậm ừ trong máy. Dường như Nhuận cũng như thế. Hiếu kể tôi nghe khi nói chuyện với nhau, anh ta nói những chuyện không thể nào hiểu nỗi, không đầu đuôi mạch lạc. Hiếu hỏi sao Nhuận không lên Chùa đưa Như Huệ về với các con, anh bảo không còn hy vọng. Trước đây, anh cũng đã làm như lời Hiếu nói.

Quyết định đi thăm Như Huệ thật không dễ. Chưa đi, chỉ mới nghĩ tới, nuớc mắt tôi đã giọt ngắn giọt dài. Làm sao khi tôi đối diện với Như Huệ mà không ngăn được giòng nước mắt. Hiếu dặn tôi phải can đảm, che giấu vẻ mặt u buồn của tôi, để còn an ủi Như Huệ.

Sau hơn ba tuần thăm Như Huệ trở về, bất ngờ nhận được lá thư của Như Huệ. Nhận lá thư, hai tay run rẫy đến nỗi Hiếu phải mở hộ tôi. Những nét chữ nhảy múa trước mắt, đôi môi tôi bất chợt thấm mặn.

…Nam Giao thương và thân nhất cuộc đời mình,

Từ hôm gặp Nam Giao và anh Hiếu đến giờ, đã bao lần ngồi lại viết cho Nam Giao, nhưng được vài chữ…rồi không thể viết thêm lời nào nữa Giao ơi. Hôm ngồi đối diện nhau, mình đã ghì chặt hai tay dưới chiếc ghế dài, để khỏi vụt tay ôm choàng lấy Nam Giao mà khóc. Hoàn cảnh mình không thể, bởi vì mình tự thân lên chùa xin xuống tóc quy y, không ai bắt buộc. Tuy ngoài mặt lạnh lùng, nhưng khi nhìn Nam Giao mình đã khóc tận trong lòng…. Trước khi xuống tóc, Sư Cô gặn hỏi mình bao nhiêu lần, quy y do lòng mình hay vì một lý do nào khác? Mình đã ngẫn đầu và dõng dạc khẳng định là do mình tự tâm quyết bỏ đường trần chứ không vì lý do thầm lặng nào khác. Thật không ngờ, mình giỏi che giấu nỗi đau đớn âm ỉ từ nhiều năm qua. Hôm xuống tóc, nhìn mái tóc xanh một thời lả chã rơi trên nền xi-măng, thực lòng mình muốn gào thét. Mình đã cố gắng can đảm, quyết định dứt khoát. Ngồi im bất động để đóng vai trò thật xuất sắc, che giấu hàng ngàn mũi kim nhọn đâm thẳng trong tim. Bạn bè thân thiết từ bao nhiêu năm, mình không giấu Nam Giao điều mình đã giữ riêng trong lòng…

Khi đứng dậy, đôi chân mình không giữ vững, lê lết từng bước về phòng. Mình biết Sư cô đứng sau lưng cũng nhìn thấy và hiểu rõ, những cảm nghỉ mình đã trải qua…

Mình còn nhớ có lần Nam Giao than phiền, sao tụi mình thân nhau như chị em ruột thịt, không tạo cho các con hai bên có tình cảm để tụi mình kết làm sui gia. Việc này ngày xưa chị em mình đã đề cập đến rất nhiều, nhưng không thành. Đây là lý do chính đáng, mình muốn Nam Giao hiểu rõ. Hai con của mình, thật ra khi ra đời đều do cấy tạo nên chứ không phải tự nhiên như con của Nam Giao đâu. Nhuận có vấn đề, ngay cả mình trước đây Nhuận đã không che giấu, nhưng mình thật cứng đầu ung dung nghe nhưng không am hiểu được nỗi khổ của Nhuận. Vì quá yêu Nhuận, mặc dù mẹ đã bao lần ngăn cản, khóc lóc, nhưng mình vẫn cứ mặc không thèm nghe bà giải thích. Nam Giao nhớ ngày cưới của mình không. Hôm rước dâu, Nam Giao ghé miệng e dè hỏi nhỏ:

-Sao hôm nay ngày vui của Huệ, đám cưới đẹp như mơ thế sao bác gái buồn thiu vậy, khác hẳn những lần trước mình gặp bác? Từ sáng tới giờ bác không nói câu nào cả. Thỉnh thoảng lấy khăn tay lau mắt hoài. Bác khóc đỏ nhừ cả hai mắt…

Mình giả vờ che giấu, trả lời lấy lệ:

-Mẹ không muốn Huệ đi lấy chồng.

Ngày đó, còn non dại, mình không hiểu hai chữ “lưỡng tính” như Nhuận cho hay, mình cười bông đùa không quan tâm đến. Nhuận cũng thương yêu mình tha thiết, tưởng đâu khi cưới xong, sẽ thay đổi Nhuận. Nhưng mình lầm rồi Nam Giao ơi! Sự thật không phải vậy, không như mình nghĩ.

Gia đình Nhuận chỉ có mỗi mình anh. Ba Nhuận, người đàn ông vừa giàu có, vừa đầy quyền lực. Gia đình lo sợ thiên hạ dị nghị, nên sau khi cưới mình phải đành nghe mẹ Nhuận đề nghị đi Nhật cấy thai. Lần đầu, mình lo sợ quay quắt, nhưng không còn cách nào hơn. Lạ hơn nữa, tính tình Nhuận khi nóng bỏng, khi hờ hững lạnh lùng. Cưới nhau xong, mình mới thật sự nhận ra. Gia đình Nhuận ân cần, săn sóc mình chu đáo. Với Nhuận, càng ngày mình càng thấy sự cách biệt. Trước mắt mọi người, tụi mình đóng kịch thật khéo, không ai nhìn ra được. Nhưng khi hai đứa ngồi lại bên nhau, sự thật không thể nào che giấu. Cả hai đứa đều ân hận quyết định rồ dại, nhưng còn gia đình hai bên, còn danh dự, còn mọi người chung quanh…biết làm thế nào hở Nam Giao.

Cứ mỗi lần gia đình chị em mình gặp nhau, nhìn hạnh phúc quá ư tràn trề của Nam Giao và Hiếu mình lại khóc thầm. Ngày xưa, khi gặp Nhuận mình cứ nghĩ hạnh phúc của đôi vợ chồng thật dễ dàng, khi hai đứa yêu nhau. Nhưng mình lầm, với vợ chồng Nam Giao thì dễ dàng, còn mình và Nhuận không dễ chút nào. Mình đã đi xa và lạc lối. Hạnh phúc của mình chỉ là ảo tưởng…

Đọc tới đây, giòng nước mắt nhoè nhoẹt, che những hàng chữ viết tay của Như Huệ đang nhảy múa trước mặt. Tôi gục đầu trên vai Hiếu khóc nức nở. Hiếu nhẹ nhàng gỡ bức thư của Như Huệ trên tay tôi:

Hiếu ôm vai tôi an ủi:

-Biết đâu đó là một cách giải quyết cho Như Huệ. Đi tu thoát được kiếp trầm luân… Mình mới khổ, còn vướng mắc sân si,..như lời trong kinh Phật. Mong Như Huệ bình yên trong con đường Như Huệ chọn…

Nước mắt tôi rồi cũng cạn dần. Lòng tôi mênh mông buồn. Buổi chiều chầm chậm trôi qua…Dường như trong tôi, đâu đây tiếng kinh vẫn còn văng vẳng bên tai…

Quách Y Lành

Tháng mười hai, hăm mốt.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Gió Đêm (16-10-2021)
    Vẫn còn chút nắng (30-11-2019)
    MẸ TÔI (24-10-2019)
    FOR MY FIRST LOVE (30-09-2019)
    ÁNH TRĂNG VÀ KẺ HAI LÒNG (08-09-2019)
    GIÀU, NGHÈO KHÔNG PHẢI YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN LĨNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG. (18-08-2019)
    KHÔNG BAO GIỜ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ SỐ PHẬN HAY ĐỊNH MỆNH (26-07-2019)
    MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (11-07-2019)
    GẶP MẸ TRONG MƠ (29-06-2019)
    MÀU NƯỚC MẮT (25-05-2019)
    THƯƠNG QUÁ NHÃN LỒNG (04-05-2019)
    KHI CÁI CHỮ KHÔNG GÁNH NỔI NỢ ĐỜI (12-04-2019)
    TÂM SỰ BÁC SỸ (25-03-2019)
    Hạt giống thời gian (09-03-2019)
    Người về hay đi - Truyện ngắn của Ái Duy (11-11-2018)
    Sông xa - Truyện ngắn của Hồ Thị Ngọc Hoài (27-10-2018)
    Mùi của rác - Truyện ngắn của Nguyễn Trí (11-10-2018)
    Một cơn điên - Truyện ngắn của Hoàng My (04-10-2018)
    Cầu vồng dưới chân - Truyện ngắn của Đào Thị Thanh Tuyền (28-09-2018)
    Đong cơm - Truyện ngắn của Kiều Bích Hậu (22-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152752880.